Năm 2008, Alexander Hleb quyết tâm dứt áo ra đi để chuyển đến thi đấu cho Barcelona với mức giá 17 triệu euro, đội bóng mà theo lời tiền vệ người Belarus sẽ là nơi giúp anh vươn tới tầm ngôi sao thế giới. Bất chấp tấm chân tình mà các cầu thủ Arsenal và HLV Wenger khi ấy dành cho mình, Hleb vẫn kiên định đầu quân cho Barcelona. Thế nhưng chỉ chưa đầy 6 tháng từ ngày chuyển sang thi đấu tại Tây Ban Nha, giấc mơ thành danh đã tan tành với Hleb. Anh tập làm quen dần với băng ghế dự bị thay vì được ra sân mỗi tuần. Ảo mộng vinh quang đã giết chết sự nghiệp của Hleb. Anh viết thư cho HLV Wenger và muốn ông trao cơ hội cho anh làm lại từ đầu tại Emirates, thế nhưng câu trả lời của chiến lược gia người Pháp là không, bởi trong tay ông khi ấy đã có một Nasri tài năng hơn và cũng triển vọng hơn.
Gần như chắc chắn Alex Song không được Arsenal mua lại. |
Giờ đây hoàn cảnh của Alex Song cũng giống với
Hleb ngày nào. Alex Song từng thể hiện thái độ chống đối, thậm chí là bỏ
tập để có thể đến với Barcelona, tuy nhiên tiền vệ người Cameron đã sớm
nhận ra sai lầm của mình với ảo mộng vinh quang. Thành thực mà nói
Arsenal và Barcelona là 2 đội bóng có triết lý tấn công đẹp mắt, tuy
nhiên sai lầm nếu nói 2 đội bóng này chơi bóng giống nhau. Và trước kia
Hleb, bây giờ là Alex Song đã thấm thía điều đó. Ngay cả 2 ngôi sao hàng
đầu của Arsenal là Thierry Henry và Fabregas khi chuyển đến Barcelona
thi đấu cũng không còn giữ được tầm ảnh hưởng lớn như hồi còn khoác áo
Arsenal.
Ngoài ra có một sự thật không phải ai cũng biết, chính là việc HLV Wenger không có thói quen mua lại cầu thủ từng bán. Trường hợp của Sol Campbell (2010), Thierry Henry (mượn 2011), Flamini (2013) chỉ là những bản hợp đồng không mất phí chuyển nhượng. Trong mùa hè này ông từ chối tái ngộ Carlos Vela, Alex Song và ngay cả một học trò ông từng rất quý là Fabregas cũng chẳng phải một ngoại lệ. Trong quá khứ điều tương tự cũng từng xảy ra với Anelka, một trong những tiền đạo sáng giá nhất mà HLV Wenger từng đào tạo ra, nhưng lại thất bại khi chuyển đến thi đấu cho Real Madrid.
Ngoài ra có một sự thật không phải ai cũng biết, chính là việc HLV Wenger không có thói quen mua lại cầu thủ từng bán. Trường hợp của Sol Campbell (2010), Thierry Henry (mượn 2011), Flamini (2013) chỉ là những bản hợp đồng không mất phí chuyển nhượng. Trong mùa hè này ông từ chối tái ngộ Carlos Vela, Alex Song và ngay cả một học trò ông từng rất quý là Fabregas cũng chẳng phải một ngoại lệ. Trong quá khứ điều tương tự cũng từng xảy ra với Anelka, một trong những tiền đạo sáng giá nhất mà HLV Wenger từng đào tạo ra, nhưng lại thất bại khi chuyển đến thi đấu cho Real Madrid.
HLV Wenger có những “định luật” về chuyển nhượng riêng. |
Có nhiều lý do để lý giải về điều này nhưng nếu xét trên sự khách quan có thể tựu chung lại như sau:
Thứ nhất, việc mua lại những cầu thủ từng quyết tâm ra đi sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong phòng thay đồ và với một HLV lão làng như Arsene Wenger, ông thừa hiểu việc “lợi bất cập hại” từ hành động này. Khi đó lòng trung thành của các cầu thủ Arsenal sẽ bị dao động bởi trong suy nghĩ của họ luôn có sẵn một “con đường lùi” nếu ra đi thất bại.
Thứ hai, các cầu thủ rời Arsenal phần lớn là muốn đến một đội bóng lớn hơn để phát triển tài năng nhưng không thành công nên muốn quay về, khi đó phong độ của họ đã có dấu hiệu xuống dốc. Việc đưa họ trở lại là một canh bạc lớn bởi có ai dám chắc những cái tên kể trên sẽ khác Shevchenko, Kaka khi trở về Milan. Hơn nữa vào thời điểm này đa phần chế lương lương bổng của họ đã tăng cao hơn rất nhiều so với hồi còn thi đấu ở Anh, điều này sẽ dẫn đến việc phá vỡ khung lương hiện tại của Arsenal.
Ngoài 2 lý do khách quan kể trên, nếu xét về yếu tố chủ quan thì chúng ta phải nói đến tính cách có phần hơi bảo thủ của HLV Wenger. Và điều này thì chắc hẳn các Gooners sẽ không lạ lẫm gì bởi đó là một phần của con người ông. Thế nên sẽ khó mà có chuyện ông chi tiền để “rước” Alex Song trở về nước Anh trong mùa hè này bởi đó là định luật của riêng ông.
Thứ nhất, việc mua lại những cầu thủ từng quyết tâm ra đi sẽ tạo ra tiền lệ xấu trong phòng thay đồ và với một HLV lão làng như Arsene Wenger, ông thừa hiểu việc “lợi bất cập hại” từ hành động này. Khi đó lòng trung thành của các cầu thủ Arsenal sẽ bị dao động bởi trong suy nghĩ của họ luôn có sẵn một “con đường lùi” nếu ra đi thất bại.
Thứ hai, các cầu thủ rời Arsenal phần lớn là muốn đến một đội bóng lớn hơn để phát triển tài năng nhưng không thành công nên muốn quay về, khi đó phong độ của họ đã có dấu hiệu xuống dốc. Việc đưa họ trở lại là một canh bạc lớn bởi có ai dám chắc những cái tên kể trên sẽ khác Shevchenko, Kaka khi trở về Milan. Hơn nữa vào thời điểm này đa phần chế lương lương bổng của họ đã tăng cao hơn rất nhiều so với hồi còn thi đấu ở Anh, điều này sẽ dẫn đến việc phá vỡ khung lương hiện tại của Arsenal.
Ngoài 2 lý do khách quan kể trên, nếu xét về yếu tố chủ quan thì chúng ta phải nói đến tính cách có phần hơi bảo thủ của HLV Wenger. Và điều này thì chắc hẳn các Gooners sẽ không lạ lẫm gì bởi đó là một phần của con người ông. Thế nên sẽ khó mà có chuyện ông chi tiền để “rước” Alex Song trở về nước Anh trong mùa hè này bởi đó là định luật của riêng ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét