"Thông tin cho rằng, nếu Việt Nam xin bỏ quyền đăng cai ASIAD 18 sẽ phải nộp phạt 1 triệu USD cho Hội đồng Olympic châu Á (OCA) là không chính xác. Chưa có tiền lệ phải nộp phạt trong lịch sử", ôngHoàng Vĩnh Giang trả lời phóng viên qua điện thoại.
Ông Giang liên hệ, trong lịch sử đã có quốc gia giành quyền đăng cai ASIAD nhưng xin rút. Trường hợp đầu tiên là của Hàn Quốc. Đất nước kim chi tuyên bố bỏ quyền đăng cai giải năm 1970 do vấn đề tài chính và lo ngại nguy cơ chiến tranh với người láng giềng Triều Tiên. Thái Lan sau đó đã đứng ra nhận nhiệm vụ tổ chức thay.
Năm 1978, Thái Lan lại sắm vai đóng thế khi liên tiếp 2 nước giành quyền đăng cai rút lui. Cụ thể, Pakistan đăng ký tổ chức ASIAD 8 nhưng xin bỏ vì khó khăn tài chính và xung đột với các nước Bangladesh, Ấn Độ. Singapore nhận thay thế vai trò chủ nhà nhưng nội bộ lại tranh cãi dữ dội. Cuối cùng, quốc đảo sư tử cũng xin bỏ. Nhờ Thái Lan "xung phong", ASIAD 1978 mới có thể diễn ra.
"Hai lần đó OCA đều không phạt các quốc gia xin rút. Tuy nhiên, họ cũng hỗ trợ Thái Lan về mặt kinh tế bởi đất nước này nhận nhiệm vụ bất ngờ, gặp chút khó khăn. Không có quy định phạt tiền khi xin từ bỏ quyền đăng cai ASIAD, chỉ có hình phạt ở tòa án lương tâm. Chúng ta không nên từ bỏ, bởi làm vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín Quốc gia", ông Hoàng Vĩnh Giang chia sẻ.
Ông Giang cho biết thêm, ở thời điểm hiện tại nếu Việt Nam xin rút, khó có nước nào trong khu vực Châu Á đứng ra tổ chức. "Nếu Việt Nam quyết định từ bỏ, OCA sẽ phải soi kính hiển vi tìm quốc gia thay thế. Hiện tại ở Châu Á không có nước nào hào hứng đăng cai giúp Việt Nam. Indonesia đã cạnh tranh quyền chủ nhà với chúng ta và thua. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại nội bộ họ bất đồng, không thể thay thế tổ chức ASIAD 18. Turkmennistan trước đây cũng rất nhiệt tình nhưng họ lại vừa nhận quyền đăng cai Asian Indoor Games 2017 nên không thể tổ chức ASIAD năm 2019. Hai đại hội châu Á liên tiếp là quá nặng với họ", Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam chia sẻ.
Ông Giang cũng cho biết thêm, Chính phủ chưa phải bỏ tiền để đặt cọc cho việc đăng cai ASIAD 18.
Ông Giang liên hệ, trong lịch sử đã có quốc gia giành quyền đăng cai ASIAD nhưng xin rút. Trường hợp đầu tiên là của Hàn Quốc. Đất nước kim chi tuyên bố bỏ quyền đăng cai giải năm 1970 do vấn đề tài chính và lo ngại nguy cơ chiến tranh với người láng giềng Triều Tiên. Thái Lan sau đó đã đứng ra nhận nhiệm vụ tổ chức thay.
Năm 1978, Thái Lan lại sắm vai đóng thế khi liên tiếp 2 nước giành quyền đăng cai rút lui. Cụ thể, Pakistan đăng ký tổ chức ASIAD 8 nhưng xin bỏ vì khó khăn tài chính và xung đột với các nước Bangladesh, Ấn Độ. Singapore nhận thay thế vai trò chủ nhà nhưng nội bộ lại tranh cãi dữ dội. Cuối cùng, quốc đảo sư tử cũng xin bỏ. Nhờ Thái Lan "xung phong", ASIAD 1978 mới có thể diễn ra.
"Hai lần đó OCA đều không phạt các quốc gia xin rút. Tuy nhiên, họ cũng hỗ trợ Thái Lan về mặt kinh tế bởi đất nước này nhận nhiệm vụ bất ngờ, gặp chút khó khăn. Không có quy định phạt tiền khi xin từ bỏ quyền đăng cai ASIAD, chỉ có hình phạt ở tòa án lương tâm. Chúng ta không nên từ bỏ, bởi làm vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín Quốc gia", ông Hoàng Vĩnh Giang chia sẻ.
Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang (trái) khẳng định chưa có tiền lệ phải nộp phạt vì rút quyền đăng cai ASIAD. |
Ông Giang cũng cho biết thêm, Chính phủ chưa phải bỏ tiền để đặt cọc cho việc đăng cai ASIAD 18.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét