Cuốn sách hướng dẫn quản trị nhân sự và
doanh nghiệp “Good to Great” (Tựa tiếng Việt: Từ tốt đến vĩ đại) là lựa
chọn của Moyes sau khi đội bóng của ông thua Olympiakos ở
lượt đi vòng 1/8 tại Athens. Và hình ảnh đó là điểm bùng phát sự bất
mãn nơi các cầu thủ M.U. Phản ứng của họ sau đó là dễ hiểu.
“Chúng
tôi là những nhà vô địch Premier League”, một người đã có mặt trên
chuyến bay nói với phóng viên báo Daily Mail. “Thế quái nào mà HLV của
chúng tôi lại phải đọc sách mới biết cách huấn luyện chúng tôi?”.
Moyes
có thể là “Người được lựa chọn” ở Man United, nhưng với hầu hết các cầu
thủ của ông, cựu HLV của Everton chưa bao giờ là một lựa chọn đúng đắn.
Đôi khi sự thiếu tôn trọng của họ dành cho ông có thể khiến người ngoài
kinh ngạc.
Hồi tháng 1, khi Moyes đưa đội tới
Dubai trong một kỳ nghỉ kèm huấn luyện ngắn, ông cho các cầu thủ có một
đêm xả trại. Một số người đã về khách sạn vào lúc 5 giờ sáng, làm những
khách khác trong khách sạn tỉnh giấc.
Khi
Shinji Kagawa tới tập trung rất muộn để lên chuyến bay sang Munich, đến
mức anh đã bị gọi tên trên loa phóng thanh ở sân bay và phải đi đường
đặc cách với sự hộ tống của các nhân viên bảo vệ cho Man United, cầu thủ
người Nhật vẫn cười rất tươi, thể hiện rõ ràng anh chẳng thèm quan tâm.
Vào
lúc những ngày định mệnh tới gần với Moyes, 3 cầu thủ không được ông sử
dụng đã ngồi trên khán đài trong một trận đấu và bắt đầu cá cược với
nhau xem HLV tội nghiệp của họ sẽ còn “sống sót” được bao lâu nữa.
Trong
thâm tâm, lúc này hẳn Moyes đã biết ông sai. Ông biết rằng ông đã quá
thận trọng, quá thực dụng. Ông ghét tấm băng-rôn “Chosen One” (Người
được chọn) khổng lồ trên khán đài ở phía đường Stretford, vì nó khiến
ông cảm thấy ông được nhận việc này không phải bởi khả năng của mình, mà
bởi cảm nhận của người tiền nhiệm.
Ông muốn áp
đặt dấu ấn và tính cách của mình lên đội hình, nhưng rồi ông đã không
làm được. Các cầu thủ Man United cũng chẳng mặn mà gì với những buổi tập
của ông. Họ thấy các buổi tập đó thật đáng chán. Một trợ lý trong ban
huấn luyện nói với Daily Mail rằng nhiều cầu thủ chỉ muốn chửi thề khi
Moyes bắt đầu nói.
Sự
chán nản và thiếu tôn trọng không chỉ thể hiện trên sân tập. Chẳng hạn
vào cuối trận đấu ở Athens, Moyes cãi cọ với trọng tài bàn. “Đuổi ông ta
đi”, trên ghế dự bị một người lên tiếng. “Chúng tôi sẽ khá hơn mà cóc
cần ông ta”.
Đó là một hành vi khó chấp nhận, thực sự gây sốc, nhưng không hề là một sự kiện cá biệt.
Trong
phòng thay đồ, các cầu thủ áo đỏ đơn giản là không thèm nghe theo Moyes
và những người lão làng thì đã tự kết luận từ lâu về những gì họ muốn.
Điều đó không bao giờ xảy ra dưới thời Sir Alex Ferguson. Chẳng hạn, khi
Kieran Richardson, giờ đang chơi cho Fulham, xuất hiện ở phi trường đội
một cái mũ len trùm đầu kiểu ngổ ngáo, Ferguson đã chẳng nói chẳng rằng
bước tới giật phắt nó và ném xuống đất. Còn khi Fergie nghi ngờ có cầu
thủ nào đó trong đội tuồn tin tức ra ngoài cho báo chí, ông sẽ tịch thu
điện thoại di động của cả đội vào ngày diễn ra trận đấu.
Đó
là kiểu độc tài, nhưng hiệu quả. Dưới thời Moyes, chỉ có sự rụt rè nhút
nhát. Phải nói rằng Moyes đã tự làm hại ông không ít. Rất nhiều tình
huống, với một HLV 50 tuổi có 15 năm kinh nghiệm như ông, Moyes tỏ ra
hết sức ngây thơ.
Chẳng hạn như hồi mùa đông,
Moyes đưa ra những nhận xét trái ngược nhau về mối quan hệ giữa ông với
Robin van Persie và Rio Ferdinand, mà báo chí đồn thổi là cơm chẳng
lành, canh chẳng ngọt. Nếu ông dứt khoát và rõ ràng hơn, thậm chí là nổi
giận và chửi bới cánh nhà báo như Ferguson, mọi việc có lẽ đã không đi
tới chỗ mập mờ và khó xử như thế.
Mỗi
CLB, như mỗi gia đình, mỗi nhà mỗi cảnh, đều có vấn đề riêng. Nhưng
Moyes đã tự gây ra quá nhiều rắc rối cho bản thân. Ông có vẻ quá thật
thà ở một môi trường quá nhiều sức ép như Man United.
Khá
chắc chắn là các cầu thủ trụ cột ở Man United hiện giờ sẽ không thấy
cảm thông với HLV vừa bị sa thải của họ. Bạn phải tinh quái một chút để
thành công trên đỉnh cao. Đâu đó trong cuốn sách “Từ tốt tới vĩ đại” hẳn
có nói như thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét