Lại phải nói về các cầu thủ xứ bò tót vì kinh nghiệm, bài học của họ trong bóng đá không chỉ là cho cuộc chơi sân cỏ mà cả trong cuộc đời. Đến Brazil trong tư thế đội đương kim vô địch thế giới với dàn hảo thủ đã đạt tới đỉnh cao nghề nghiệp trong suốt mấy năm liền, đội Tây Ban Nha không hề giấu diếm tham vọng bảo vệ ngôi vương. Họ tin thế và người xem tin thế. Các đối thủ cùng bảng phải tính đến cách đối chọi họ. Các đội khác có tham vọng vào sâu giải phải lường đến khả năng chạm trán họ.
Nhưng họ đã đánh mất mình. Họ đã tự thua mình trước khi bại trận đau đớn, thảm kịch, trước tuyển Hà Lan 1-5 và tuyển Chile 0-2. Không ai ngờ đội Tây Ban Nha kiêu hùng lại là đội bị thủng lưới nhiều nhất trong hai lượt trận vòng bảng với tổng số 7 bàn. Lượt trận cuối họ đã thắng Australia 3-0, nhưng đã muộn. Khi cần thắng thì họ thua, để khi thắng thì lại là thừa. Tây Ban Nha trở thành đội cựu vô địch ngay từ vòng đấu bảng khiến cho nội bộ đội lủng củng, người hâm mộ trong nước thất vọng, giới chuyên môn phải hoài nghi sức sống của lối đá tiqui-taca lừng danh.
Và nước mắt đã rơi trong mắt của các khán giả xứ sở bò tót khi chứng kiến đội tuyển nước mình rời cuộc chơi sớm trong đau đớn. Trong khi người hâm mộ xứ hoa tuy líp lại mừng vui khôn tả. Hà Lan đã rửa được nỗi đau thất bại trước Tây Ban Nha ở trận chung kết World Cup 2010 trên đất Nam Phi. Đội bóng màu da cam càng đá càng hay và đang chứng tỏ họ có khả năng tiến sâu vào những vòng trong.
Nói hai đội bóng này cũng để nói nghịch lý sân cỏ như nghịch lý cuộc đời. Chủ quan, tự mãn, không chắt chiu từ những bước đi đầu, để mất đi những cơ hội, thời cơ, đều có nguy cơ khiến anh lỡ bước, thất bại, mà khi hối lại thì đã không kịp.
Ngược với Tây Ban Nha là Costa Rica, một đội bóng bị đánh giá thấp, bị coi như kẻ lót đường trong bảng đấu tử thần, nhưng nhờ biết người biết ta, biết có một đấu pháp hợp lý, nhờ đoàn kết toàn đội thành một tập thể thống nhất, họ đã làm nên điều bất ngờ kỳ diệu của bóng đá thế giới kỳ này. Costa Rica thắng liền cả hai đội mạnh là Uruguay và Italia để đàng hoàng vào thẳng vòng hai trước 1 vòng đấu. Nụ cười của cầu thủ và khán giả Costa Rica là nụ cười của chiến thắng, của hạnh phúc.
Nhưng họ đã đánh mất mình. Họ đã tự thua mình trước khi bại trận đau đớn, thảm kịch, trước tuyển Hà Lan 1-5 và tuyển Chile 0-2. Không ai ngờ đội Tây Ban Nha kiêu hùng lại là đội bị thủng lưới nhiều nhất trong hai lượt trận vòng bảng với tổng số 7 bàn. Lượt trận cuối họ đã thắng Australia 3-0, nhưng đã muộn. Khi cần thắng thì họ thua, để khi thắng thì lại là thừa. Tây Ban Nha trở thành đội cựu vô địch ngay từ vòng đấu bảng khiến cho nội bộ đội lủng củng, người hâm mộ trong nước thất vọng, giới chuyên môn phải hoài nghi sức sống của lối đá tiqui-taca lừng danh.
Và nước mắt đã rơi trong mắt của các khán giả xứ sở bò tót khi chứng kiến đội tuyển nước mình rời cuộc chơi sớm trong đau đớn. Trong khi người hâm mộ xứ hoa tuy líp lại mừng vui khôn tả. Hà Lan đã rửa được nỗi đau thất bại trước Tây Ban Nha ở trận chung kết World Cup 2010 trên đất Nam Phi. Đội bóng màu da cam càng đá càng hay và đang chứng tỏ họ có khả năng tiến sâu vào những vòng trong.
Nói hai đội bóng này cũng để nói nghịch lý sân cỏ như nghịch lý cuộc đời. Chủ quan, tự mãn, không chắt chiu từ những bước đi đầu, để mất đi những cơ hội, thời cơ, đều có nguy cơ khiến anh lỡ bước, thất bại, mà khi hối lại thì đã không kịp.
Ngược với Tây Ban Nha là Costa Rica, một đội bóng bị đánh giá thấp, bị coi như kẻ lót đường trong bảng đấu tử thần, nhưng nhờ biết người biết ta, biết có một đấu pháp hợp lý, nhờ đoàn kết toàn đội thành một tập thể thống nhất, họ đã làm nên điều bất ngờ kỳ diệu của bóng đá thế giới kỳ này. Costa Rica thắng liền cả hai đội mạnh là Uruguay và Italia để đàng hoàng vào thẳng vòng hai trước 1 vòng đấu. Nụ cười của cầu thủ và khán giả Costa Rica là nụ cười của chiến thắng, của hạnh phúc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét