Trong cuộc trả lời phỏng vấn trước trận đấu với West Brom, Jose Mourinho hứa với CĐV Man United rằng sẽ đưa về Old Trafford những hợp đồng thú vị vào hè 2017. |
Mùa hè 2016, Jose Mourinho đưa về 4 tên tuổi đáng chú ý là Eric Bailly, Henrikh Mkhitaryan, Ibra và Paul Pogba. Dự kiến vào hè 2017, Người đặc biệt sẽ còn vung tiền chiêu mộ nhiều tên tuổi lớn nữa.
“Tôi không phải là HLV ngớ ngẩn khi nói rõ tên tuổi cầu thủ mà đội bóng muốn mua vào hè này.
Tôi đã có những lựa chọn của mình dựa trên những phân tích kĩ càng. Cả lựa chọn chính cũng như lựa chọn phụ.
Không dễ để làm mọi điều mình muốn trên thị trường chuyển nhượng. Tuy nhiên, tôi cam kết sẽ làm những điều thú vị ở kì chuyển nhượng tới để cải thiện Man United ở mùa giải tới”, Jose Mourinho khẳng định.
Cũng trong tuyên bố của mình, Jose Mourinho cho biết, mối quan hệ của ông và BLĐ Man United rất tốt và họ ủng hộ ông tuyệt đối trong việc mua bán cầu thủ bởi những mục tiêu Người đặc biệt đề xuất mua không phải những cầu thủ không thể mua được.
|
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017
Mourinho hé lộ kế hoạch mua sắm ‘thú vị’
Giờ thi đấu kì lạ ở Premier League mùa tới
BTC Premier League đang đàm phán với các đối tác truyền hình và có khả năng sẽ xuất hiện các trận đấu diễn ra vào buổi sáng (nước Anh). |
Với sự phát triển không ngừng, Premier League ngày càng trở thành giải đấu được ưa chuộng trên thế giới. Ở Việt Nam, NHM đã quen với việc theo dõi các trận đấu của giải Ngoại hạng Anh trong khung giờ từ 18h30 đến đêm khuya. Nhưng ở mùa giải tới, chúng ta có thể sẽ được theo dõi các trận đấu Premier League vào buổi chiều, thậm chí sớm hơn cả V-League.
Sở dĩ có điều này là bởi BTC Premier League vì mục tiêu lợi nhuận đã sẵn sàng thay đổi khung giờ cho một số trận đấu. Hiện tại, các lãnh đạo của giải đấu số 1 nước Anh đang đàm phán bí mật với các đối tác truyền hình để đưa ra những thay đổi thích hợp. Mục tiêu của Premier League là phủ sóng toàn thế giới, đặc biệt là NHM châu Á ở Viễn Đông.
Theo đó, nếu đàm phán thành công, Premier League sẽ có các trận đấu diễn ra vào lúc 9h30 sáng (giờ Anh). Tức là ở Việt Nam, NHM sẽ được theo dõi các trận đấu của giải Ngoại hạng Anh vào lúc 15h30, tương đương 17h30 (Nhật Bản).
Trong quá khứ, Premier League từng có trận đấu diễn ra vào lúc 11h15 sáng. Đó là trận đấu giữa Man City và Everton vào năm 2005. Và giờ, tranh cãi lại xảy ra nhiều hơn khi nó sẽ tác động tới thói quen của cầu thủ và NHM ở đảo quốc Sương mù.
Theo SportMail, Premier League sẽ thuê một nhóm cố vấn có biệt danh "CLB ăn sáng" để thử nghiệm khung giờ mới. Cuộc thử nghiệm có thể sẽ diễn ra ngay đầu mùa giải tới.
Có khả năng lớn Premier League sẽ chọn một trận derby thủ đô London vào thứ Bảy để thử nghiệm khung giờ đặc biệt này. Màn đụng độ giữa Chelsea và Arsenal được xem là sự lựa chọn số 1, hoặc cũng có thể là cặp đấu giữa Tottenham và West Ham. Lựa chọn cụ thể phụ thuộc vào lịch thi đấu mùa 2017-18.
Sở dĩ thủ đô London được lựa chọn là bởi mối lo ngại về giao thông sẽ được giải quyết bằng hệ thống tàu điện ngầm (mở cửa từ 5 giờ sáng). Theo đó, NHM nước Anh sẽ có nhiều thời gian để tới theo dõi trận đấu.
Thị trưởng của London, ông Sadip Khan rất tán thành kế hoạch này bởi ông từng tuyên bố muốn biến London trở thành thủ đô bóng đá của thế giới.
|
M.U nhận tin vui hiếm hoi giữa bão chấn thương
Man Utd đã chào đón sự trở lại của Wayne Rooney trong bối cảnh lực lượng sứt mẻ nghiêm trọng vì chấn thương và thẻ phạt. |
Đội chủ sân Old Trafford sẽ mất ít nhất 5 trụ cột trong cuộc tiếp đón West Brom vào cuối tuần này. Bộ đôi trung vệ người Anh Phil Jones, Chris Smalling và tiền vệ người Pháp Paul Pogba vắng mặt vì chấn thương trong khi Ander Herrera và Zlatan Ibrahimovic bị treo giò.
Ngoài ra, tình trạng thể lực của Marouane Fellaini vẫn là một dấu hỏi sau chấn thương nhẹ ở đội tuyển Bỉ. Trong bối cảnh đó, sự trở lại của Wayne Rooney là tin vui hiếm hoi với Man Utd.
Ngôi sao người Anh đã không thi đấu cho Man Utd trong suốt tháng 3 vì chấn thương, tuy nhiên, anh đã hoàn toàn bình phục và sẵn sàng ra sân trước West Brom.
Sự trở lại kịp thời của Rooney sẽ giúp HLV Mourinho bớt đau đầu trong việc lựa chọn hàng tiền vệ ngay cả khi Fellaini không thể đá chính. Trong quá khứ, “số 10” từng nhiều lần chơi ở vị trí tiền vệ trung tâm và thi đấu khá tốt.
Bên cạnh đó, Mourinho xác nhận Marcos Rojo và Antonio Valencia đều có thể thi đấu bất chấp hành trình mệt mỏi của họ từ Nam Mỹ về Anh.
HLV người Bồ Đào Nha nói: “Họ không dính chấn thương. Họ mệt mỏi? Tất nhiên rồi, nhưng họ sẽ cố gắng giúp chúng tôi”.
|
Trận cầu kinh điển Arsenal 3-0 Man City: Cú đúp danh hiệu trong 3 tháng
Sự vắng mặt của bộ đôi trung vệ chính thức Martin Demichelis và Vincent Kompany khiến HLV Manuel Pellegrini buộc phải dựng lên phòng tuyến “hạng 2”, Dedryck Boyata và Matija Nastasic. Trên hàng tiền vệ, Pellegrini cũng không có những quân bài tốt nhất.
Tất cả khiến điểm mạnh nhất của Man City mùa giải trước là khả năng cầm bóng cực tốt, không được thể hiện ở trận tranh Siêu cúp Anh. Trong khoảng 20 phút đầu, bộ đôi tiền vệ trung tâm của Man City là Yaya Toure và Fernando dường như bị ngợp trong tuyến giữa của Arsenal. Có thời điểm, tỷ lệ kiểm soát bóng của Man City chỉ vỏn vẹn… 35%. Tuyến giữa gãy đổ, khiến bộ đôi tiền đạo của Man City là Edin Dzeko và Jovetic như người thừa trên sân.
Góp phần vào sự sụp đổ tuyến giữa của Man City dĩ nhiên là khả năng gắn kết đến bất ngờ của hàng tiền vệ Arsenal. Mikel Arteta, Jack Wilshere và đặc biệt là Aaron Ramsey đã phối hợp cực tốt giúp Pháo thủ làm chủ khu vực giữa sân. Ở phía trên, tân binh Alexis Sanchez không đá cao, thay vào đó anh lùi khá sâu, hoạt động rộng và đảm đương cực tốt nhiệm vụ làm bóng cho Yaya Sanogo.
Sự khởi đầu đầy hứng khởi đó khiến không ngạc nhiên khi Arsenal sớm có bàn mở tỷ số. Phút 21, Santi Cazorla sút bóng hiểm hóc đánh bại thủ thành Willy Caballero, giúp Arsenal vượt lên dẫn trước.
Bàn thua khiến Man City bừng tỉnh. Họ bắt đầu tạo được sức ép lên khung thành Arsenal. Tuy nhiên, đúng lúc đội quân của Pellegrini bắt đầu chơi tốt hơn thì họ lại nhận gáo nước lạnh thứ 2. Phút 42, từ 1 pha phản công, Sanchez và Sanogo đã phối hợp tuyệt đẹp để Ramsey nhân đôi cách biệt cho Arsenal.
Sang hiệp 2, Pellegrini phải rút Sami Nasri ra để tung vào sân nhạc trưởng David Silva. Sự góp mặt của tiền vệ người Tây Ban Nha ngay lập tức thổi nét mới vào lối chơi tấn công của Man City. Tuy nhiên, cũng như kịch bản hiệp 1, khi Man City chơi tốt là lúc họ lại phải ôm hận. Phút 60, Olivier Giroud tung cú sút tuyệt đẹp ấn định thắng lợi 3-0 cho Pháo thủ và giúp họ giành danh hiệu đầu tiên trong mùa 2014/15.
Man City không có đội hình mạnh nhất nhưng không thể phủ nhận Arsenal đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong các trận cầu lớn. Nên nhớ mùa giải trước, Pháo thủ từng thảm bại 3-6 trước chính Man City ở giải Ngoại hạng.http://vtnbet.blogspot.com/2017/03/tran-cau-kinh-ien-arsenal-3-0-man-city.html
Chelsea & Sissoko: Duyên phận đến hồi
Bản thân việc Sissoko đến Tottenham vào ngày cuối kỳ chuyển nhượng mùa Hè 2016 đã trở thành một scandal. Nhưng tranh cãi lúc đó vẫn không lớn bằng việc Mauricio Pochettino chẳng thèm đoái hoài gì đến tân binh trị giá 30 triệu bảng của mình.
Chỉ được ra sân 26 lần trên mọi mặt trận mùa này và phần lớn từ ghế dự bị, không quá khi nói Sissoko đang bị đày đọa ở White Hart Lane. Và dù hợp đồng còn ràng buộc đến tận 2021, nhiều khả năng Spurs sẽ bán đứt tiền vệ người Pháp ngay mùa Hè tới.
Nhân cơ hội này, Chelsea nhập cuộc tranh giành Sissoko với Milan. Lợi thế của Chelsea là tài chính và mong muốn được ở lại nước Anh của Sissoko. Khả năng thành công của thương vụ này là rất cao bởi bỏ ra khoảng 12-18 triệu bảng cho Sissoko hoàn toàn nằm trong tầm tay The Blues.
Sissoko không thể hiện được nhiều ở Tottenham
Vấn đề là Antonio Conte mang Sissoko về để làm gì? Đến thời điểm này, không cần phải bàn cãi về khả năng sử dụng nhân sự đại tài của HLV người Italia. Ông có thể lấy lại phong độ cho Eden Hazard, Diego Costa, Nemanja Matic, Thibaut Courtois hay biến những người thừa như Pedro, Victor Moses trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết. Sissoko cũng có thể lấy lại hình ảnh của một tiền vệ xuất sắc trong màu áo Newcastle dưới tay Conte.
Nhưng khi mà 3-4-3 đang hoàn hảo hết mức với từng mắt xích ăn khớp, Conte có thể nhét Sissoko vào đâu? Vị trí khả thi nhất để Sissoko cạnh tranh chính là vai trò chạy cánh phải của Moses.
Moses sở hữu tốc độ và thể lực dẻo dai, qua đó hỗ trợ tốt cho cả mặt trận tấn công lẫn phòng ngự. Tất nhiên,công lớn là của Conte khi ông đã khéo léo đặt những ưu điểm của Moses vào vị trí thích hợp. Dẫu vậy, nếu cầu toàn hơn, Conte vẫn có thể thay thế Moses.
Trong nhiều trận đấu bế tắc mùa này, Conte đã rút Moses ra khỏi sân và đẩy Cesar Azpilicueta về lại vị trí chạy cánh phải. Điều đó nói lên việc Moses dù chơi ổn định nhưng chưa bao giờ được đảm bảo một suất chắc chắn trong tư tưởng của Conte.
Do đó, khi có thêm Sissoko, Moses đương nhiên bị cạnh tranh dữ dội. Những ưu điểm của Moses đều được hội tụ ở Sissoko. Không những thế, khả năng dứt điểm của cầu thủ 27 tuổi trội hơn khá nhiều. Cùng với thể hình cao lớn, Sissoko có thể cày ải và tranh chấp như một công nhân chất lượng cao.
Mùa tới, Chelsea sẽ thi đấu thêm đấu trường Champions League. Việc mở rộng số giải đấu lên thành 4 chắc chắn sẽ phân tán sức lực đáng kể của các học trò Conte. Có thêm Sissoko, việc thực hiện chính sách xoay vòng sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là ở vị trí tiêu tốn nhiều năng lượng như ở 2 cánh. Với những gì biết được đến thời điểm hiện tại, nếu thành công, Sissoko sang Chelsea sẽ là mối lương duyên tốt đẹp cho cả hai.
Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017
"Không đời nào tôi dẫn dắt Barca hoặc Arsenal"
Đây là khẳng định chắc nịch của HLV Mauricio Pochettino, nhà cầm quân được cho đang nằm trong tầm ngắm của cả Barca và Arsenal.
Trong giới cầm quân trẻ hiện tại ở châu Âu, Mauricio Pochettino là 1 trong những người được đánh giá rất cao. Bởi vậy, chẳng bất ngờ khi có tin đồn cho rằng Barca đang nhắm nhà cầm quân này thay thế Luis Enrique vào cuối mùa giải.
Đồn đoán trên càng có cơ sở khi báo giới phát hiện Pochettino có cuộc gặp gỡ với Chủ tịch của Barca, ông Josep Maria Bartomeu ở 1 nhà hàng tại Barcelona.
Trước những đồn đoán này, HLV Pochettino đã phải lên tiếng trấn an CĐV Tottenham. Cụ thể, ông khẳng định sẽ không bao giờ dẫn dắt Barcelona vì đã từng là người của Espanyol. Thậm chí, ông cũng loại bỏ khả năng sẽ dẫn dắt Arsenal trong tương lai vì sự thù địch với Tottenham.
"Tôi là CĐV của Espanyol. Tôi nghĩ mình không phải nói quá nhiều về việc này nữa. Nó cũng giống như một ngày nào đó, tôi bị Daniel Levy (Chủ tịch Tottenham) sa thải, tôi sẽ không thể tới dẫn dắt Arsenal.
Trong bóng đá, rất khó để giữ được các giá trị như sự trung thành. Nhưng với tôi, sự trung thành và chân thật là yếu tố quan trọng trước khi tôi trở thành cầu thủ và HLV. Tôi là CĐV của Espanyol và tôi yêu Espanyol. Hiện tại, tôi ở Tottenham nên chắc chắn không thể dẫn dắt Arsenal vào một ngày nào đó", HLV Pochettino chia sẻ.
Khi được hỏi về cuộc gặp gỡ với Chủ tịch Barca (ông Josep Maria Bartomeu) tại xứ Catalan, HLV Pochettino cho biết "Đó là cuộc gặp gỡ rất tình cờ tại Barcelona. Tôi đã biết ông ta khá lâu, trước khi ông ta trở thành Chủ tịch của Barcelona. Chúng tôi đã chào nhau và trò chuyện được khoảng 5 phút. Đó là những điều đã xảy ra. Bạn biết đấy, ở đó có rất nhiều người nên chẳng tránh được các tin đồn".
Trước tuyên bố của Pochettino, CĐV Tottenham hoàn toàn có thể yên tâm rằng nhà cầm quân này sẽ tiếp tục gắn bó với sân White Hart Lane ở các mùa giải tới.
|
“Tôi muốn làm thày của Messi”
Phát biểu trước báo giới, HLV Jorge Sampaoli thừa nhận muốn được dẫn dắt Messi.
HLV Jorge Sampaoli là một trong những úng cử viên thay thế Luis Enrique ở Barcelona sau mùa giải ngày. Ngày hôm qua, HLV của Sevilla đã bất ngờ bắn tín hiệu với Los Blaugrana khi khẳng định muốn làm thày của Messi.
Chiến lược gia người Chile cho biết: “Tôi luôn mơ ước một ngày nào đó sẽ được dẫn dắt Messi. Thật là ước mơ lạ lùng để được theo dõi Messi mỗi ngày.
Những gì Messi thể hiện vô cùng đáng kinh ngạc. Ai mà không muốn được dẫn dắt Messi chứ? Nó giống như những ngày Maradona còn ở đỉnh cao vậy”.
Mùa này, HLV Jorge Sampaoli đã thực sự thổi luồng gió mới vào Sevilla. Lối chơi pressing của ông đã khiến cho Sevilla vô cùng đáng sợ. Hiện tại, họ đang xếp thứ 3 ở La Liga với 57 điểm, kém Real Madrid 8 điểm (thi đấu nhiều hơn 1 trận). Trước đó, Sevilla từng có thời gian dài đua tranh với Barcelona và Real Madrid cho vị trí dẫn đầu La Liga.
Sevilla cũng thi đấu khá tốt ở Champions League, trước khi gục ngã đau đớn tại sân King Power với tỷ số 0-2 ở lượt về vòng 1/8 Champions League.
Cùng với HLV Jorge Sampaoli, Barcelona cũng ngắm tới Ernesto Valverde, Pochettino… cho vị trí HLV trưởng Ngoài ra, họ có thể đôn trợ lý HLV Juan Carlos Unzué đảm nhiệm ghế nóng
|
Top 10 chân chuyền hay nhất Ngoại hạng Anh mùa này
Mặc dù chia tay West Ham từ tháng 1, Dimitri Payet vẫn là chân chuyền hoạt động tích cực thứ 3 tại Ngoại hạng Anh 2016/17. Cụ thể cầu thủ người Pháp này đã thực hiện 74 đường chuyền tạo ra cơ hội cho các đồng đội. Nếu tính cả màn trình diễn trong màu áo Marseille thì Payet thậm chí còn là chân chuyền hiệu quả nhất tại 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu, với 89 đường chuyền tạo ra cơ hội.
Ross Barkley tuy không được ra sân phút nào trong màu áo đội tuyển Anh ở 7 trận gần nhất nhưng lại là chân chuyền bản xứ hiệu quả nhất. Bằng chứng là tiền vệ của Everton đã có 67 đường chuyền tạo ra cơ hội. Bởi vậy, tại xứ sở sương mù đang dấy lên cơn sóng chỉ trích HLV Gareth Southgate vì Barkley không được trọng dụng, nhất là khi Tam Sư đang thiếu một thủ lĩnh khu trung tuyến.
Tại Liverpool, đối thủ truyền kiếp của Everton, chân chuyền hiệu quả nhất là Roberto Firmino, với 57 đường chuyền tạo ra cơ hội. Trên bảng xếp hạng tổng, Firmino xếp thứ 9, đứng ngay phía trên Eden Hazard, chân chuyền số một của Chelsea với 53 đường chuyền tạo cơ hội.
Trong khi đó, có 2 đội bóng sở hữu hàm lượng sáng tạo cao nhất. Trong top 10, gã trọc phú thành Manchester đóng góp tới 2 gương mặt là Kevin De Bruyne (76) và David Silva (59), lần lượt đứng ở vị trí thứ 2 và thứ 8. Tương tự Man City là trường hợp của Arsenal, với Alexis Sanchez đứng thứ 5 (65) và Mesut Oezil đứng thứ 7 (61).
Hai cái tên còn lại trong top 10 này cũng chính là hai cầu thủ có số đường kiến tạo nhiều nhất tại Ngoại hạng Anh 2016/17. Gylfi Sigurdsson của Swansea chỉ có 62 đường chuyền tạo ra cơ hội, xếp ở vị trí thứ 6 nhưng có tới 11 pha kiến tạo. Tức cứ 5,6 đường chuyền tạo cơ hội lại có 1 kiến tạo.
Christian Eriksen của Tottenham thì dẫn đầu về số đường chuyền tạo cơ hội (80). Tuy nhiên, hiệu suất của tiền vệ người Đan Mạch này kém xa Sigurdsson. Cụ thể, chỉ có 10 trong số 80 đường chuyền tạo cơ hội của Eriksen được đồng đội tận dụng thành công. Tức mất tới 8 đường chuyền tạo cơ hội mới có 1 kiến tạo.
Top 10 chân chuyền hoạt động tích cực nhất Ngoại hạng Anh 2016/17
13 cầu thủ định nghĩa vị trí trung phong (Phần 1)
Alfredo Di Stefano (519 bàn/709 trận): Số 9 toàn năng
Di Stefano chính là người đặt nền móng cho sự vĩ đại của Real Madrid, đội bóng xuất sắc nhất thế kỷ XX với 7 chức vô địch C1/Champions League, trong đó có kỷ lục vô tiền khoáng hậu 5 lần đăng quang liên tiếp. Dữ kiện ấy đủ để chứng minh ông… vĩ đại tới mức nào.
Vậy nhưng, thời điểm Di Stefano chơi bóng, công nghệ thu hình chưa phát triển, thế nên tài nghệ của ông tuyệt luân tới đâu thì chỉ nằm trong ký ức những người ai từng trực tiếp theo dõi ông thi đấu. Những cây viết dẫu bút lực thâm hậu đến đâu cũng khó lòng lột tả hết tài năng của Di Stefano.
Tuy nhiên, nếu cần một so sánh mang tính bắc cầu, hãy lắng nghe một trong những cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá nói về ông. Diego Maradona từng nói: “Tôi không dám chắc tôi xuất sắc hơn Pele nhưng Di Stefano thì chắc chắn xuất sắc hơn lão ta”. Một Maradona đầy bản ngã mà nói như vậy thì rõ ràng Di Stefano rất tài năng.
Về tài năng, Di Stefano ở rất xa một trung phong thuần túy. Ông được giới mộ điệu đặt cho cái biệt danh “Mũi tên bạch kim” bởi sở hữu mái tóc màu bạch kim và lối đi bóng sắc sảo, thần tốc xé toang hàng phòng ngự đối phương như một mũi tên. Các chuyên gia thì gọi ông là “trung phong toàn năng” bởi huyền thoại của Real không chỉ biết ghi bàn, dù ghi rất nhiều bàn (307 bàn sau 396 trận cho Real).
Bên cạnh tài nghệ, tư duy chơi bóng của Di Stefano còn đi trước thời đại. Ông hỗ trợ phòng ngự, tham gia cầm nhịp và kết nối các tuyến bằng sự đĩnh đạc, hình ảnh người hâm mộ ngày nay được thấy ở Messi, hậu bối sinh sau ông hơn nửa thế kỷ.
Dixie Dean (443 bàn/505 trận): Số 9 nguyên bản
Nếu Di Stefano là trung phong toàn năng thì Dixie Dean, một danh thủ sinh trước ông hai thập kỷ là khuôn vàng thước ngọc cho một trung phong nguyên bản, tức vào sân để ghi bàn, ghi bàn và ghi bàn. Bill Shankly từng nói một câu để đời: “Dixie Dean chung mâm với Beethoven và Shakespeare”.
Một chiến lược gia vĩ đại của Liverpool mà lại đánh giá như thế về một chân sút của… Everton chứng tỏ Dixie Dean không phải dạng vừa. Nếu cần thêm dẫn chứng để minh định, hãy nhìn vào thống kê. Trong màu áo Everton, Dixie Dean ghi được 425 bàn sau 489 lần ra sân, hiệu suất ghi bàn cao hơn cả Gerd Mueller.
Riêng mùa giải 1927/28, khi mới 21 tuổi, ngăn cản Dixie Dean ghi bàn là nhiệm vụ bất khả đối với mọi hàng thủ, bởi mùa ấy ông ghi tới 67 bàn, chỉ sau 46 trận và giúp Everton đăng quang. Tất nhiên, để ghi bàn dễ như ăn kẹo vậy, Dixie Dean sở hữu kỹ năng dứt điểm hoàn hảo.
Ông có thể sút tốt bằng cả hai chân nhưng tuyệt kỹ thường thừa đáng kể nhất là đánh đầu. Tuy chỉ cao gần 1m80 nhưng Dixie Dean khiến mọi hậu vệ khiếp sợ bởi khả năng chọn điểm rơi, bật nhảy và đánh đầu trong mọi tư thế. Có thể nói, nhiệm vụ của các đồng đội chỉ là tạt, còn đưa bóng vào lưới cứ để Dixie Dean lo!
VIDEO: Chiêm ngưỡng tài nghệ của Dixie Dean
Frank Worthington (262 bàn/836 trận): Số 9 thi nhân
Nhìn vào tài khoản bàn thắng của Worthington hẳn không ít người sẽ đặt câu hỏi tại sao ông lại lọt vào danh sách này. Xuyên suốt lịch sử bóng đá không thiếu những chân sút ăn đứt Worthington về số lượt lẫn hiệu suất ghi bàn. Vậy nhưng nên hiểu một điều, Worthington đại diện cho một trường phái độc đáo và đầy cảm xúc trên sân cỏ.
Đó là trường phải săn bàn theo kiểu thi sĩ, tức mỗi bàn thắng phải là một tác phẩm nghệ thuật làm mê đắm lòng người và phong cách chơi bóng phải đậm chất lãng mãn. Không tin thì có thể theo dõi bàn thắng phía dưới. Và một điểm thú vị nữa, cái tôi của Worthington cực lớn.
Ông từng tuyên bố: “Tôi không xem trọng kết quả, tôi chỉ quan tâm cách tôi chơi bóng”. Ngạo nghễ đến thế là cùng. Để dễ hình dung, Worthington có thể ví như sự kết hợp giữa George Best và Denis Bergkamp. Thực tế, thời còn chơi bóng, ông cũng được ví là George Best xứ Yorkshire.
Mỗi khi có bóng trong chân, chuyền bóng mà không làm gì với nó thật chẳng khác gì cực hình với Worthington. Ông phải biểu diễn, phải rê dắt và ít nhất lừa được một cầu thủ đối phương mới cam lòng, in hệt huyền thoại của M.U. Và nên nhớ, George Best chơi ở biên còn Worthington đá trung lộ, nơi mật độ chặt chém rất chênh lệch.
Còn về dứt điểm, tương tự Bergkamp sau này, Worthington luôn hướng tới sự tinh tế trong mỗi pha dứt điểm, thay vì chỉ đưa bóng vào lưới thuần túy. Tất nhiên, khi kết hợp giữa cả George Best và Denis Bergkamp, ta được một tài năng xuất chúng nhưng thi đấu ổn định là thứ xa xỉ.
Thế nên trận này Worthington vừa tạo ra một tuyệt tác thì ngay trận sau ông lập tức vật vờ như một bóng ma. Đúng kiểu thà một phút huy hoàng rồi chợt tối.
Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017
Messi bị cấm 4 trận: Ai rồi cũng khác
Ai cũng có mặt tối luôn tồn tại trong người và chỉ chờ chực giây phút được giải phóng. Thời gian trôi qua, cậu bé từng bị Gerard Pique và Cesc Fabregas trêu là "đần độn" vì ít nói như Messi cũng dần thay đổi. Mái tóc ngắn bớt đi còn những hình xăm thì ngày một dày lên. Không ai có quyền phán xét sở thích cá nhân của Messi, chỉ là một chút lặng dành cho những người hoài niệm.
Messi từng bị chỉ trích vì thái độ "không quan tâm" của mình. Anh đã có lúc chẳng hề để ý đến những diễn biến xung quanh và chỉ tập trung vào công việc của bản thân. Anh làm rất tốt, thu về bóng vàng liên tục nhưng người đời chưa bao giờ thôi đòi hỏi. Những người dân Argentina muốn một nhà lãnh đạo bùng nổ cảm xúc, và giờ thì họ lĩnh hậu quả với phiên bản sau chưa hoàn chỉnh của Diego Maradona.
Messi lăng mạ trọng tài biên Marcelo Van Gasse trong chiến thắng 1-0 trước Chile. Sau đó, khi trận đấu kết thúc, Messi cũng không thèm bắt tay vị trọng tài này. Vậy là anh bị Ban kỷ luật FIFA treo giò 4 trận và phạt hành chính 10.000 franc Thụy Sĩ. Đây là hình phạt nặng nhất suốt sự nghiệp chơi bóng của El Pulga, một cộc mốc đáng quên. Và nó sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều nếu Argentina không thể vượt khó và thất bại trong việc tham dự World Cup 2018.
Những người đứng về phía Messi khẳng định cụm từ anh nói ra chỉ là một câu tiếng lóng thông thường ở Argentina. Nhưng khi mà hệ thống dịch thuật vẫn chỉ ra đó là một lời xúc phạm theo mọi ngôn ngữ trên thế giới, không ai có thể bào chữa cho Messi.
Vào lúc này, chắc hẳn nhiều người nhớ hình ảnh Messi ít nói và có phần "tự kỷ" của ngày xưa. Nhưng ở một đất nước vẫn luôn phát cuồng trước mọi trò lố của Maradona, Messi đang đi đúng lộ trình thần tượng mà họ muốn. Tất nhiên, tác động bên ngoài chỉ là phần nổi của mọi vấn đề.
Trợ lý HLV người Thụy Điển, Hans Backe nhớ lại một buổi họp trong năm đầu dẫn dắt của Pep Guardiola tại Barca. Khi cả đội đang thảo luận, Messi phá ngang và tiến tới chỗ nước ngọt. Guardiola nóng mặt và yêu cầu Messi không được uống nước có gas trước trận đấu. Bầu không khí đột nhiên trở nên im lặng đáng sợ trước khi tiếng mở nắp lon cắt ngang mạch cảm xúc. Messi thản nhiên đưa lên miệng giải tỏa cơn khát.
Tự cho mình là trung tâm vũ trụ là điều Messi không thể tránh khỏi
Đó có thể là một câu chuyện phóng đại nhưng chắc chắn với tài năng thiên bẩm của mình, Messi phải có ít nhất 1 lần không coi ai ra gì. Và sự bốc đồng đó không chỉ diễn ra 1 lần theo lời kể của vô vàn nhân chứng, đặc biệt là những nạn nhân của "quyền lực Messi" như David Villa hay Cristian Tello. Trọng tài biên Marcelo Van Gasse đơn giản là cái tên mới nhất.
Messi hiền lành của ngày xưa đâu rồi? Rất có thể anh vẫn ở đó, chỉ có điều là chưa bao giờ... hiền và có chăng là bị người ta phủ cái mác ấy lên mà thôi. Hiểu đơn giản, cách thể hiện của Messi 29 tuổi khó coi hơn của Messi 15 tuổi.
Nhưng dù có không hiền thì cũng không sao cả. Sai lầm ai rồi cũng phải mắc, kể cả với một thiên tài. Đây sẽ luôn là một vết nhơ lớn để Messi rút ra bài học kiềm chế bản thân và cũng là lời nhắc tới người hâm mộ: Cậu bé ngày xưa đã lớn lên rồi.http://vtnbet.blogspot.com/2017/03/messi-bi-cam-4-tran-ai-roi-cung-khac.html
Vì sao bóng đá Pháp đang nở rộ tài năng trẻ?
Thay đổi quan điểm đào tạo
“Những năm trước, chúng tôi thu nhận 100 cậu bé 14 tuổi, nhưng chỉ khoảng 20 trong đó trở thành cầu thủ chất lượng. Còn hiện tại, con số đó cũng suýt soát 100”, Francois Blaquart tự hào chia sẻ. Ở Pháp có 12 học viện bóng đá chất lượng cao nằm dưới sự giám sát của FFF trong đó nổi tiếng nhất là INF Clairefontaine. Những Matuidi, Areola, Mbappe đều trưởng thành từ INF Clairefontaine còn Rabiot đến từ lò Castelmaurou (nằm trong số 12 học viện “élite” - tinh hoa).
Rabiot sau 2 năm học bóng đá “chuyên tu” ở Castelmaurou được tiếp tục lộ trình phát triển thuận lợi ở đội trẻ PSG, nhờ sự thống nhất về quan điểm đào tạo. “Vào giữa những năm 2000, chúng tôi có sự thay đổi bước ngoặt về tiêu chí đào tạo, khi nhấn mạnh hơn vào tư duy chơi bóng và tinh thần chiến đấu của cầu thủ.
Trong tay HLV Deschamps có rất nhiều tài năng trẻ
Sự cải cách này không chỉ thống nhất trong 12 học viện mà còn lan tỏa đến các CLB. Đó là một công cuộc vất vả đòi hỏi những thay đổi khổng lồ về giáo án tập luyện và đặc biệt là đội ngũ HLV. Hệ quả, mặt bằng cầu thủ trẻ được nâng lên. Chúng tôi áp dụng tiêu chuẩn mới ngay từ đầu vào”, Blaquart cho biết.
World Cup 2010 với vụ nổi loạn Knysna là một vết nhơ lịch sử của ĐT Pháp. Nhưng đó cũng là sức ép buộc những người làm bóng đá Pháp phải thay đổi. “Chúng tôi ý thức được công tác giáo dục cầu thủ trẻ. Sự phối hợp, hỗ trợ giữa FFF và các CLB được thắt chặt. Có một cuộc cải tổ sau World Cup 2010, chúng tôi đã làm rất nhiều việc mà đáng lẽ trước đó chúng tôi phải làm để giúp cầu thủ vươn lên đẳng cấp cao nhất”, Blaquart chia sẻ.
Ý thức hệ của các CLB
Các tuyển thủ Pháp đến từ nhiều lò đào tạo khác nhau từ PSG (Rabiot, Kimpembe, Areola), Monaco (Kurzawa, Mbappe), Lyon (Martial), Lens (Varane), Le Havre (Pogba), Rennes (Dembele) cho thấy hệ thống đào tạo có chất lượng đồng đều và rộng khắp ở xứ sở lục lăng.
Nhưng chất lượng đào tạo tốt sẽ không tạo ra cầu thủ tốt nếu anh ta bị kìm hãm trên ghế dự bị. Hiện trạng đó có ở khắp nơi từ Premier League, La Liga, Bundesliga trừ Ligue 1. Mbappe ra mắt Ligue 1 năm 16 tuổi, Rabiot 17 tuổi đã chinh chiến ở sân chơi này, hay Dembele 18 tuổi đã là trụ cột của Rennes.
Ở Ligue 1, các CLB có thói quen đẩy cầu thủ trẻ lên sâu khấu lớn từ rất sớm. Lý do một phần vì các CLB Pháp thiếu tiềm lực để chiêu mộ ngôi sao nước ngoài. Nhưng một lý do quan trọng khác mà theo Blaquart là “tôi cảm thấy các CLB ý thức được nghĩa vụ với cả nền bóng đá. Các cầu thủ trẻ được cọ xát từ rất trẻ”. Ngay cả những đội bóng nhà giầu như PSG, Monaco cũng tạo cơ hội cho những cầu thủ cây nhà lá vườn bên cạnh dàn sao tứ xứ.
Bóng đá Pháp đang hái quả ngọt từ chính sách đào tạo đúng đắn và sự đồng tâm hiệp lực từ bộ máy chỉ huy cho đến từng CLB.
“Thời điểm hiện tại Pháp không khác nào Brazil nhìn từ nguồn lực khổng lồ từ các cầu thủ trẻ tài năng”. Một tuyển trạch viên của Man City nói trên L’Equipe
15 Có tới 15 cầu thủ chơi bóng tại Ligue 1 trong danh sách ĐT Pháp đợt này, nhiều nhất dưới thời Didier Deschamps (từ năm 2012).
Tuổi trẻ, giá cao
Dù tuổi đời còn rất trẻ nhưng các tuyển Pháp đã là những ngôi sao được thèm muốn ở châu Âu. Điều đó thể hiện ở giá trị trên sàn chuyển nhượng của họ. Đội hình Les Bleus dưới 25 tuổi nhưng sở hữu tổng giá chuyển nhượng gần 600 triệu euro.
|
Tony Tuấn Anh và giấc mơ của các cầu thủ Việt Nam
Tony Tuấn Anh về nước với giấc mơ U20 Việt Nam. Đó cũng là giấc mơ đau đáu với những cầu thủ Việt kiều.
Trước khi U20 Việt Nam tập trung cho chiến dịch U20 World Cup 2017, bất ngờ nho nhỏ khi cầu thủ Việt kiều Tony Tuấn Anh đến xin thử việc. Là một người luôn mở rộng vòng tay cho các cầu thủ, HLV Hoàng Anh Tuấn sẵn sàng tạo điều kiện cho cầu thủ này đến thử việc.
Tony Tuấn Anh chưa thể hiện được gì nhiều bởi U20 Việt Nam vẫn đang trong quá trình rèn luyện thể lực. Thế nhưng, Tony Tuấn Anh là điển hình cho giấc mơ mà các cầu thủ Việt kiều muốn hướng đến ở bóng đá quê nhà.
Trước khi Tony Tuấn Anh tìm về nước để thử việc, có làn sóng các cầu thủ Việt khắp thế giới tìm về để thử sức. Ludovic Casset, anh em nhà Lê Giang, Nguyễn Quốc Trung, Florentin Phạm, Đặng Văn Lâm, Đặng Văn Robert, Michal Nguyễn, Mạc Hồng Quân...
Tất cả đều chung một khát khao là được cống hiến cho bóng đá quê nhà, nơi mà trước đó, họ nhiều năm xa cách. Thế nhưng, giấc mơ và đời thực là khoảng cách khó có thể lấp đầy.
Lần lượt đến rồi đi. Rất nhiều cầu thủ trẻ đã khẳng định chỗ đứng ở trời u nhưng không thể tìm được một vị trí ở Việt Nam. Đó cũng là lẽ tự nhiên bởi tư duy, phong cách chơi bóng lẫn những giáo án sinh hoạt, tập luyện là rất khác nhau.
Ở bóng đá Việt Nam, chuyên môn chưa phải là vấn đề tối quan trọng. Một Lee Nguyễn đã thành danh ở Mỹ khi trở về Việt Nam cũng chịu số phận lót đường. Tiền vệ sinh năm 1986 này không kèn không trống trở lại Mỹ một vài năm sau đó. Như cá gặp nước, Lee Nguyễn là con át chủ bài của New England Revolution. Còn bóng đá Việt Nam chỉ biết ngậm ngùi tiếc nuối.
Những cầu thủ trẻ có bản lý lịch tương đối sáng như anh em nhà Le Giang, từng khoác áo các đội trẻ Slovenia khi về nước cũng không thể trụ lại. Dẫu vậy, trong một vài năm trở lại đây, đã có sự khác biệt khá lớn.
Nhiều cầu thủ Việt kiều đã tìm được chỗ đứng không chỉ ở cấp độ câu lạc bộ mà ở các đội tuuyển quốc gia. Mạc Hồng Quân từng là trụ cột ở Olympic Việt Nam. Michal Nguyễn hay Đặng Văn Robert từng được gọi vào ĐTQG Việt Nam. Và hiện tại, để tìm một cầu thủ Việt kiều xuất sắc nhất thì đó là Đặng Văn Lâm.
Cầu thủ có hai quốc tịch Nga và Việt Nam này đã 5 năm rèn luyện, chỉ tập luyện ở Việt Nam để chờ cơ hội thử sức. Và khi được trao cơ hội, Đặng Văn Lâm tỏa sáng trong màu áo Hải Phòng để rồi sau đó, anh chắc suất một vị trí ở ĐTQG.
Và nếu không bị chấn thương thì Đặng Văn Lâm đã được lựa chọn là người gác đền số 1 ở trận gặp Afghanistan sắp tới. Thành công hay thất bại đối với một cầu thủ Việt kiều là lẽ tự nhiên.
Một Lee Nguyễn từng làm mưa làm gió ở đất Mỹ thì cũng chìm nghỉm ở Việt Nam. Tuy nhiên, một Đặng Văn Lâm vô danh đã rèn luyện, ý thức kỷ luật và hòa nhập với phong tục tập quán ở nước nhà vẫn tìm được chỗ đứng cho mình.
Quan trọng vẫn nằm ở nội tại. Bản thân mỗi cầu thủ tự ý thức nghề nghiệp của mình. Tony Tuấn Anh có quyền mơ bởi những giấc mơ đã được viết nên từ Đặng Văn Lâm, là một điển hình.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)