Real luôn tự nhận mình là đội bóng Hoàng gia, là hay nhất thế kỷ, là hiện thân của vẻ đẹp, sự quý phái, lịch thiệp của những quý ông... Nhưng khi các Madridista la ó, chế giễu các ngôi sao Cristiano Ronaldo, Gareth Bale, họ trở thành một đội bóng bình thường.
Có đúng chất Hoàng gia?
Khi mà một cầu thủ mới ra mắt truyền thông ở Santiago Bernabeu và bước qua cánh cổng trung tâm huấn luyện Valdebebas chuẩn bị cho buổi tập đầu tiên, anh ta luôn nhận được một “món quà”. Đó là một cuốn sách ghi lại các quy tắc ứng xử của một cầu thủ Real Madrid. Điều đó từ lâu đã trở thành một thông lệ bởi Real là "câu lạc bộ của những quý ông", như lời Chủ tịch Florentino Perez.
Không ai biết được rằng các cầu thủ ngôi sao có mở cuốn sách ấy ra không, và bởi Real là đội bóng đa quốc tịch nên e rằng các thành viên khó có thể hiểu hết được những câu chữ viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Chẳng hạn, một trích đoạn từ cuốn sách mang thông điệp: “Phản ứng với trọng tài hoặc gây hấn với đối thủ sẽ chẳng có ích lợi gì. Nó chỉ làm hỏng hình ảnh của chúng ta, đội bóng của những quý ông, và là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Real Madrid không than vãn. Không bình luận về trọng tài. Điều đó không được phép.”
Cầu thủ Real Madrid rõ ràng không hành động theo “quy chuẩn” ấy. Trận “El Clasico” nào họ cũng cự cãi trọng tài và gây hấn với phe Barcelona. Họ công khai chê bai trọng tài trên báo, như Cristiano Ronaldo và Sergio Ramos, hay chửi khéo trên Facebook như Alvaro Arbeloa… Đó đúng là biểu hiện của sự yếu đuối bởi ngay sau đó, họ thua tiếp Sevilla.
Real khoác lên cầu thủ của mình màu áo trắng tinh khôi với thiết kế tinh xảo và cách điệu rất đẹp. Họ cố tạo dựng hình ảnh bóng bẩy cho mình. Họ tự gán cho mình cái mác đội bóng Hoàng gia mà kỳ thực chẳng có liên hệ gì ngoài việc Hoàng tử Juan Carlos (nay là vua Juan Carlos) từng nói với ngôi sao Di Stefano rằng “anh phải thắng trận này, vì Real Madrid và vì Hoàng gia TBN”.
Từ John Toshack tới Jose Mourinho
Trong ý nghĩ của các Madridista, Real phải là đội bóng của những quý ông lịch lãm, những người luôn chơi thứ bóng đá tận hiến bằng tinh thần thượng võ. Real trong mắt những CĐV thủ cựu phải là đội bóng xuất sắc nhất và đẹp mắt nhất thế kỷ 20, là nơi quy tụ của những vì tinh tú Ferenc Puskas, Di Stefano, Raymond Kopa, Paco Gento…
Trên thực tế, xuyên suốt lịch sử đội bóng là dấu ấn của những người ngoại quốc đã định hình một đội bóng đa tạp văn hóa, có tốt, có xấu. Từ những người Anh (Arthur Johnson, Robert Firth, Michael Keeping); những người Nam Tư (Miljan Miljanic, Vujadin Boskov, Radomir Antic); những người Hà Lan (Leo Beenhakker, Guus Hiddink); cho tới những người Bồ (Carlos Queiroz và Jose Mourinho)…
Jose Mourinho trong năm cuối cùng ở Madrid đã luôn cảm thấy khó ở với sự công kích từ khán giả nhà bất chấp chức vô địch kỷ lục 100 điểm trước đó. Mourinho bị tẩy chay bởi người Madrid tin rằng hình ảnh đẹp long lanh, tấm áo trắng tinh khôi của mình đã bị vấy bẩn bởi những phát ngôn ngông cuồng và những ứng xử xấu xí của "người đặc biệt". Trong 3 năm, Mourinho gây ra 20 scandal mà tai tiếng nhất là vụ thọc mắt đồng nghiệp Tito Vilanova.
Nhưng Mourinho chưa phải HLV tai tiếng nhất ở đây. Đó phải là John Toshack, kẻ công khai khiêu chiến lãnh đạo đội bóng. "Khả năng con lợn biết bay còn cao hơn là chuyện họ can thiệp được vào chiến thuật của tôi”, ông tuyên bố với cánh báo giới. Ngay hôm sau, bức ảnh con lợn với cái đầu thay bằng đầu Chủ tịch Lorenzo Sanz chình ình trên mặt báo. Toshack có lần còn gọi cầu thủ của mình là "lũ con hoang" (bastards)…
Sự vô ơn
Sống dựa vào người ngoại quốc là bản chất của Real Madrid. Không phải chờ cho tới khi Flo Perez đến và xây dựng “dải thiên hà” của mình. Perez thời niên thiếu thường theo cha đến sân bóng cũ Chamartin xem Real của kỷ nguyên vàng son 1950 thi đấu. Khi ấy Real là nguyên bản của “galacticos” với dàn sao ngoại Puskas, Di Stefano, Kopa, Rial…, những trận đấu ngày ấy là động cơ cho Perez xây dựng “galacticos” cho riêng mình.
Perez “nghiện” sưu tập ngôi sao. Trong phòng ngủ của ông trước kia có treo tấm ảnh 4 siêu sao Zidane, Figo, Ronaldo “béo”, Beckham to bằng nửa cái giường đôi và Perez thường kéo bạn bè thân thiết vào phòng ngủ chỉ để khoe nó. Các Madridista cũng thích xem các siêu sao trình diễn nhưng lại tự mâu thuẫn khi luôn đòi hỏi phải có những cầu thủ bản địa, do CLB tự đào tạo đứng trong đội hình.
Những đứa con cưng ấy sẽ mãi được tri ân, chẳng hạn nhóm "Quinta del Buitre” (bộ ngũ kền kền) gồm 5 học viên lò Castilla thống trị thập niên 1980 nhờ thứ bóng đá thể lực (Butragueno, “Kền kền chúa” hiện đang là quan chức CLB). Ngược lại, nhiều công thần người ngoại quốc từng bị hắt hủi mà tiêu biểu là Claude Makelele. Có bao nhiêu người may mắn như Zidane, vẫn được trọng vọng ngay cả khi đã giải nghệ?
Người Madrid hiện tại vẫn thế, chẳng thay đổi gì. Họ chửi bới Karim Benzema vì phong độ kém, hò hét đòi cho các hoàng tử Jese, Morata đá chính. Sau 2 trận thua, họ bắt đầu réo tên Cristiano Ronaldo trong trận thắng Rayo Vallecano dù tiền đạo người Bồ vẫn ghi bàn rất đều đặn, 9 trận liên tiếp không trận nào không lập công và đã đóng góp tới 44 bàn từ đầu mùa. Một người khác cũng bị la ó là Gareth Bale và anh đáp lại bằng một cú đúp và một pha kiến tạo bàn thắng.
Ngoài lòng tự tôn, lý do nữa khiến người Madrid cuồng Castilla là bởi họ bị kích động bởi thành công của Barcelona trên nền tảng La Masia. Nhưng sau Iker Casillas, Castilla đã 15 năm không ra lò một ngôi sao đẳng cấp quốc tế. Chủ lực của Real hiện tại vẫn là những ngôi sao ngoại, và những tiếng la ó, huýt sáo như vừa rồi đang phá hỏng đội bóng.
Khi mà một cầu thủ mới ra mắt truyền thông ở Santiago Bernabeu và bước qua cánh cổng trung tâm huấn luyện Valdebebas chuẩn bị cho buổi tập đầu tiên, anh ta luôn nhận được một “món quà”. Đó là một cuốn sách ghi lại các quy tắc ứng xử của một cầu thủ Real Madrid. Điều đó từ lâu đã trở thành một thông lệ bởi Real là "câu lạc bộ của những quý ông", như lời Chủ tịch Florentino Perez.
Không ai biết được rằng các cầu thủ ngôi sao có mở cuốn sách ấy ra không, và bởi Real là đội bóng đa quốc tịch nên e rằng các thành viên khó có thể hiểu hết được những câu chữ viết bằng tiếng Tây Ban Nha. Chẳng hạn, một trích đoạn từ cuốn sách mang thông điệp: “Phản ứng với trọng tài hoặc gây hấn với đối thủ sẽ chẳng có ích lợi gì. Nó chỉ làm hỏng hình ảnh của chúng ta, đội bóng của những quý ông, và là một dấu hiệu của sự yếu đuối. Real Madrid không than vãn. Không bình luận về trọng tài. Điều đó không được phép.”
Trận “El Clasico” nào họ cũng cự cãi trọng tài và gây hấn với phe Barcelona. |
Cầu thủ Real Madrid rõ ràng không hành động theo “quy chuẩn” ấy. Trận “El Clasico” nào họ cũng cự cãi trọng tài và gây hấn với phe Barcelona. Họ công khai chê bai trọng tài trên báo, như Cristiano Ronaldo và Sergio Ramos, hay chửi khéo trên Facebook như Alvaro Arbeloa… Đó đúng là biểu hiện của sự yếu đuối bởi ngay sau đó, họ thua tiếp Sevilla.
Real khoác lên cầu thủ của mình màu áo trắng tinh khôi với thiết kế tinh xảo và cách điệu rất đẹp. Họ cố tạo dựng hình ảnh bóng bẩy cho mình. Họ tự gán cho mình cái mác đội bóng Hoàng gia mà kỳ thực chẳng có liên hệ gì ngoài việc Hoàng tử Juan Carlos (nay là vua Juan Carlos) từng nói với ngôi sao Di Stefano rằng “anh phải thắng trận này, vì Real Madrid và vì Hoàng gia TBN”.
Từ John Toshack tới Jose Mourinho
Trong ý nghĩ của các Madridista, Real phải là đội bóng của những quý ông lịch lãm, những người luôn chơi thứ bóng đá tận hiến bằng tinh thần thượng võ. Real trong mắt những CĐV thủ cựu phải là đội bóng xuất sắc nhất và đẹp mắt nhất thế kỷ 20, là nơi quy tụ của những vì tinh tú Ferenc Puskas, Di Stefano, Raymond Kopa, Paco Gento…
Trên thực tế, xuyên suốt lịch sử đội bóng là dấu ấn của những người ngoại quốc đã định hình một đội bóng đa tạp văn hóa, có tốt, có xấu. Từ những người Anh (Arthur Johnson, Robert Firth, Michael Keeping); những người Nam Tư (Miljan Miljanic, Vujadin Boskov, Radomir Antic); những người Hà Lan (Leo Beenhakker, Guus Hiddink); cho tới những người Bồ (Carlos Queiroz và Jose Mourinho)…
Jose Mourinho trong năm cuối cùng ở Madrid đã luôn cảm thấy khó ở với sự công kích từ khán giả nhà bất chấp chức vô địch kỷ lục 100 điểm trước đó. Mourinho bị tẩy chay bởi người Madrid tin rằng hình ảnh đẹp long lanh, tấm áo trắng tinh khôi của mình đã bị vấy bẩn bởi những phát ngôn ngông cuồng và những ứng xử xấu xí của "người đặc biệt". Trong 3 năm, Mourinho gây ra 20 scandal mà tai tiếng nhất là vụ thọc mắt đồng nghiệp Tito Vilanova.
Nhưng Mourinho chưa phải HLV tai tiếng nhất ở đây. Đó phải là John Toshack, kẻ công khai khiêu chiến lãnh đạo đội bóng. "Khả năng con lợn biết bay còn cao hơn là chuyện họ can thiệp được vào chiến thuật của tôi”, ông tuyên bố với cánh báo giới. Ngay hôm sau, bức ảnh con lợn với cái đầu thay bằng đầu Chủ tịch Lorenzo Sanz chình ình trên mặt báo. Toshack có lần còn gọi cầu thủ của mình là "lũ con hoang" (bastards)…
Sự vô ơn
Sống dựa vào người ngoại quốc là bản chất của Real Madrid. Không phải chờ cho tới khi Flo Perez đến và xây dựng “dải thiên hà” của mình. Perez thời niên thiếu thường theo cha đến sân bóng cũ Chamartin xem Real của kỷ nguyên vàng son 1950 thi đấu. Khi ấy Real là nguyên bản của “galacticos” với dàn sao ngoại Puskas, Di Stefano, Kopa, Rial…, những trận đấu ngày ấy là động cơ cho Perez xây dựng “galacticos” cho riêng mình.
CĐV Real không thể xúc phạm một công thần như Ronaldo. |
Perez “nghiện” sưu tập ngôi sao. Trong phòng ngủ của ông trước kia có treo tấm ảnh 4 siêu sao Zidane, Figo, Ronaldo “béo”, Beckham to bằng nửa cái giường đôi và Perez thường kéo bạn bè thân thiết vào phòng ngủ chỉ để khoe nó. Các Madridista cũng thích xem các siêu sao trình diễn nhưng lại tự mâu thuẫn khi luôn đòi hỏi phải có những cầu thủ bản địa, do CLB tự đào tạo đứng trong đội hình.
Những đứa con cưng ấy sẽ mãi được tri ân, chẳng hạn nhóm "Quinta del Buitre” (bộ ngũ kền kền) gồm 5 học viên lò Castilla thống trị thập niên 1980 nhờ thứ bóng đá thể lực (Butragueno, “Kền kền chúa” hiện đang là quan chức CLB). Ngược lại, nhiều công thần người ngoại quốc từng bị hắt hủi mà tiêu biểu là Claude Makelele. Có bao nhiêu người may mắn như Zidane, vẫn được trọng vọng ngay cả khi đã giải nghệ?
Người Madrid hiện tại vẫn thế, chẳng thay đổi gì. Họ chửi bới Karim Benzema vì phong độ kém, hò hét đòi cho các hoàng tử Jese, Morata đá chính. Sau 2 trận thua, họ bắt đầu réo tên Cristiano Ronaldo trong trận thắng Rayo Vallecano dù tiền đạo người Bồ vẫn ghi bàn rất đều đặn, 9 trận liên tiếp không trận nào không lập công và đã đóng góp tới 44 bàn từ đầu mùa. Một người khác cũng bị la ó là Gareth Bale và anh đáp lại bằng một cú đúp và một pha kiến tạo bàn thắng.
Ngoài lòng tự tôn, lý do nữa khiến người Madrid cuồng Castilla là bởi họ bị kích động bởi thành công của Barcelona trên nền tảng La Masia. Nhưng sau Iker Casillas, Castilla đã 15 năm không ra lò một ngôi sao đẳng cấp quốc tế. Chủ lực của Real hiện tại vẫn là những ngôi sao ngoại, và những tiếng la ó, huýt sáo như vừa rồi đang phá hỏng đội bóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét