Với Italia, Đức, Argentina hay Brazil…, lọt vào tứ kết một kỳ World Cup là một thất bại. Tuy nhiên với một đội bóng châu Á như Hàn Quốc, có tên trong 4 đội mạnh nhất thế giới là một thành công ngoài mong đợi, một kỳ tích.
Người Hàn Quốc có quyền vỗ ngực tự hào vì ĐTQG của họ là đội bóng châu Á đầu tiên trong lịch sử lọt vào bán kết một kỳ World Cup. Tuy nhiên không phải tất cả, không ít CĐV Hàn Quốc đặc biệt là nhiều NHM trung lập không thực sự tâm phục khẩu phục trước những gì mà thầy trò Hiddink đã làm được ở kỳ World Cup lần thứ 17.
Sẽ là không công bằng nếu phủ nhận sạch trơn những nỗ lực phi thường của ĐT đồng chủ nhà World Cup 2002. Tuy nhiên thực tế cho thấy, bước tiến kỳ diệu của đội bóng xứ Kim Chi ở giải VĐTG cách đây 12 năm in đậm dấu ấn của những tiếng còi méo mó.
Đầu tiên phải kể đến trận cuối cùng vòng bảng với Bồ Đào Nha. Không chỉ 1, Hàn Quốc đã được hưởng lợi đến 3 lần từ những quyết định khó hiểu của trọng tài chính Angel Sanchez.
Trong một ngày mạnh tay bất thường, vị vua sân cỏ người Argentina đã đuổi 2 cầu thủ BĐN và 1 lần không công nhận bàn thắng hợp lệ cho Seleccao. Thi đấu thiếu 2 người trong bối cảnh tâm lý vô cùng ức chế, BĐN dễ dàng chịu thua bằng bàn thắng duy nhất của Park Ji Sung.
Tương tự như BĐN, Italia cũng phải dừng bước trước Hàn Quốc, sau những tiếng còi méo mó của trọng tài Byron Moreno. Ông vua áo đen tai tiếng người Ecuador này đã đuổi 1 cầu thủ và không công nhận 1 bàn thắng hợp lệ của đội bóng áo Thiên thanh. Hai quyết định gây tranh cãi của Moreno đã tạo điều kiện lớn giúp thầy trò Hiddink vượt qua ứng viên vô địch Italia ở hiệp phụ thứ 2 nhờ bàn thắng quý giá của Ahn Jung-Hwan (hòa 1-1 ở 2 hiệp chính).
Đỉnh điểm của sự thiên vị của các ông vua sân cỏ dành cho ĐT Hàn Quốc là ở trận tứ kết với TBN. Không chỉ 1 mà ông Gamal Al-Ghandour –trọng tài người Ai Cấp đã 2 lần không công nhận bàn thắng hợp lệ cho đội bóng xứ sở Bò tót khiến 2 đội phải lôi nhau vào loạt đá 11m may rủi.
Không chỉ được che chở của các vị vua sân cỏ, Hàn Quốc còn nhận được sự ưu ái của thần may mắn khi đánh bại TBN (5-3) ở loạt sút luân lưu.
Những quyết định bất thường của các trọng tài đã không xảy ra một lần nữa ở trận bán kết giữa Đức và Hàn Quốc. Đội đồng chủ nhà phải dừng cuộc phiêu lưu ở World Cup 2002 trước khi gục ngã trước TNK ở trận tranh hạng Ba. Dù vậy thì đây cũng là thành công ngoài tưởng tượng của Hiddink và các học trò.
Tổng cộng có 5 bàn thắng không được trọng tài công nhận ở World Cup 2002. Đáng ngạc nhiên là 4 trong số đó là những pha chọc thủng lưới Hàn Quốc.
Những sai lầm mang tính hệ thống của đội ngũ cầm cân nảy mực trong các trận đấu của Hàn Quốc khiến giới mộ điệu hoàn toàn có cơ sở nghi ngờ về việc các ông vua sân cỏ này đã bắt tay với một thế lực ngầm nào đó để trợ giúp đội bóng xứ Kim Chi.
Cuối năm 2010 giới bóng đá bàng hoàng trước thông tin Byron Moreno bị bắt ở Mỹ vì vận chuyển 6 kg heroin. Việc vị trọng tài người Ecuador này bị bắt khiến người ta càng tin tưởng vào giả thiết ông này cũng như 2 đồng nghiệp Angel Sanchez và Gamal Al-Ghandour “làm độ” trong các trận đấu của Hàn Quốc tại World Cup 2002. Tuy nhiên đây mãi là bí ẩn khó có giải đáp.
Byron Moreno đuổi Totti |
Người Hàn Quốc có quyền vỗ ngực tự hào vì ĐTQG của họ là đội bóng châu Á đầu tiên trong lịch sử lọt vào bán kết một kỳ World Cup. Tuy nhiên không phải tất cả, không ít CĐV Hàn Quốc đặc biệt là nhiều NHM trung lập không thực sự tâm phục khẩu phục trước những gì mà thầy trò Hiddink đã làm được ở kỳ World Cup lần thứ 17.
Sẽ là không công bằng nếu phủ nhận sạch trơn những nỗ lực phi thường của ĐT đồng chủ nhà World Cup 2002. Tuy nhiên thực tế cho thấy, bước tiến kỳ diệu của đội bóng xứ Kim Chi ở giải VĐTG cách đây 12 năm in đậm dấu ấn của những tiếng còi méo mó.
Đầu tiên phải kể đến trận cuối cùng vòng bảng với Bồ Đào Nha. Không chỉ 1, Hàn Quốc đã được hưởng lợi đến 3 lần từ những quyết định khó hiểu của trọng tài chính Angel Sanchez.
Trong một ngày mạnh tay bất thường, vị vua sân cỏ người Argentina đã đuổi 2 cầu thủ BĐN và 1 lần không công nhận bàn thắng hợp lệ cho Seleccao. Thi đấu thiếu 2 người trong bối cảnh tâm lý vô cùng ức chế, BĐN dễ dàng chịu thua bằng bàn thắng duy nhất của Park Ji Sung.
Tương tự như BĐN, Italia cũng phải dừng bước trước Hàn Quốc, sau những tiếng còi méo mó của trọng tài Byron Moreno. Ông vua áo đen tai tiếng người Ecuador này đã đuổi 1 cầu thủ và không công nhận 1 bàn thắng hợp lệ của đội bóng áo Thiên thanh. Hai quyết định gây tranh cãi của Moreno đã tạo điều kiện lớn giúp thầy trò Hiddink vượt qua ứng viên vô địch Italia ở hiệp phụ thứ 2 nhờ bàn thắng quý giá của Ahn Jung-Hwan (hòa 1-1 ở 2 hiệp chính).
Đỉnh điểm của sự thiên vị của các ông vua sân cỏ dành cho ĐT Hàn Quốc là ở trận tứ kết với TBN. Không chỉ 1 mà ông Gamal Al-Ghandour –trọng tài người Ai Cấp đã 2 lần không công nhận bàn thắng hợp lệ cho đội bóng xứ sở Bò tót khiến 2 đội phải lôi nhau vào loạt đá 11m may rủi.
Gamal Al-Ghandour không công nhận 2 bàn của TBN |
Không chỉ được che chở của các vị vua sân cỏ, Hàn Quốc còn nhận được sự ưu ái của thần may mắn khi đánh bại TBN (5-3) ở loạt sút luân lưu.
Những quyết định bất thường của các trọng tài đã không xảy ra một lần nữa ở trận bán kết giữa Đức và Hàn Quốc. Đội đồng chủ nhà phải dừng cuộc phiêu lưu ở World Cup 2002 trước khi gục ngã trước TNK ở trận tranh hạng Ba. Dù vậy thì đây cũng là thành công ngoài tưởng tượng của Hiddink và các học trò.
Tổng cộng có 5 bàn thắng không được trọng tài công nhận ở World Cup 2002. Đáng ngạc nhiên là 4 trong số đó là những pha chọc thủng lưới Hàn Quốc.
Những sai lầm mang tính hệ thống của đội ngũ cầm cân nảy mực trong các trận đấu của Hàn Quốc khiến giới mộ điệu hoàn toàn có cơ sở nghi ngờ về việc các ông vua sân cỏ này đã bắt tay với một thế lực ngầm nào đó để trợ giúp đội bóng xứ Kim Chi.
Cuối năm 2010 giới bóng đá bàng hoàng trước thông tin Byron Moreno bị bắt ở Mỹ vì vận chuyển 6 kg heroin. Việc vị trọng tài người Ecuador này bị bắt khiến người ta càng tin tưởng vào giả thiết ông này cũng như 2 đồng nghiệp Angel Sanchez và Gamal Al-Ghandour “làm độ” trong các trận đấu của Hàn Quốc tại World Cup 2002. Tuy nhiên đây mãi là bí ẩn khó có giải đáp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét