Tổng thống Brazil Dilma Rousseff kêu gọi người dân đoàn kết trong một tháng tới nhằm tạo nên một kỳ World Cup thành công. Nhưng rốt cuộc lời kêu gọi ấy đã được đáp trả bằng bạo lực khi những người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động.
Cảnh sát chống bạo động thậm chí phải sử dụng lựu đạn hơi cay để giải tán đám đông. |
Cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ tại Sao Paulo, thành phố diễn ra lễ khai mạc World Cup. Đoàn người biểu tình xuất phát từ bên ngoài một ga tàu điện ngầm của thành phố rồi bắt đầu di chuyển dọc trên các tuyến đường, nhưng hạn chế đi qua những khu vực dẫn tới sân Arena de Sao Paulo, nơi diễn ra lễ khai mạc World Cup.
Sau đó, đám đông nhanh chóng di chuyển dọc theo đội hình cảnh sát để bày tỏ sự phản đối với chính phủ. Trước tình hình căng thẳng, cảnh sát buộc phải sử dụng lựu đạn hơi cay cùng lưu đạn choáng để giải tán cuộc biểu tình. Một người đã bị bắt giữ và một nhà sản xuất chương trình truyền hình đã bị thương khi cảnh sát cố gắng dùng khiên chắn để đẩy lui sự quá khích của đám đông.
Đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên tại Brazil nhưng là dấu hiệu cho thấy tình hình mâu thuẫn của nước chủ nhà World Cup vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân Brazil cho rằng chính phủ đã phung phí hơn 10 tỷ euro để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho World Cup trong khi số tiền này lẽ ra phải được sử dụng để nâng cấp hệ thống y tế, giáo dục, chính sách xã hội...
Chỉ vài giờ trước lễ khai mạc World Cup, nhóm tin tặc Anonymous cũng đã tấn công một loạt trang web của chính phủ Brazil bao gồm Sở Cảnh sát Sao Paulo, Liên đoàn bóng đá Brazil... để yêu cầu chính phủ nước này phải tôn trọng ý kiến của người dân.
Sau đó, đám đông nhanh chóng di chuyển dọc theo đội hình cảnh sát để bày tỏ sự phản đối với chính phủ. Trước tình hình căng thẳng, cảnh sát buộc phải sử dụng lựu đạn hơi cay cùng lưu đạn choáng để giải tán cuộc biểu tình. Một người đã bị bắt giữ và một nhà sản xuất chương trình truyền hình đã bị thương khi cảnh sát cố gắng dùng khiên chắn để đẩy lui sự quá khích của đám đông.
Đây không phải là cuộc biểu tình đầu tiên tại Brazil nhưng là dấu hiệu cho thấy tình hình mâu thuẫn của nước chủ nhà World Cup vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Người dân Brazil cho rằng chính phủ đã phung phí hơn 10 tỷ euro để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho World Cup trong khi số tiền này lẽ ra phải được sử dụng để nâng cấp hệ thống y tế, giáo dục, chính sách xã hội...
Chỉ vài giờ trước lễ khai mạc World Cup, nhóm tin tặc Anonymous cũng đã tấn công một loạt trang web của chính phủ Brazil bao gồm Sở Cảnh sát Sao Paulo, Liên đoàn bóng đá Brazil... để yêu cầu chính phủ nước này phải tôn trọng ý kiến của người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét