Trước nay, Mourinho thường biết tới như “kẻ du mục” của thế giới bóng đá. Tuy nhiên, giờ đây, “Người đặc biệt” đang hướng tới xây dựng đế chế như Sir Alex. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là những người Chelsea có cho ông thêm thời gian để làm điều đó…
Tình
cảnh của Mourinho hiện tại y hệt như những gì ông xảy ra ở mùa giải
2007/08. Sau khi lên tới tột đỉnh thành công, “Người đặc biệt” bắt đầu
tụt dốc và không thể kìm hãm được cơn khủng hoảng. Cuối cùng, Mourinho
đã chọn cách ra đi (tất nhiên, ông sẽ đợi khoản bồi thường từ Chelsea).
Xưa
nay, Mourinho luôn giải quyết vấn đề như vậy. Thay vì “giải quyết triệt
để”, ông thường chủ trương tự mở lối thoát cho mình để tìm tới chân
trời mới với khát khao chinh phục mới (Chelsea, Real Madrid). Hoặc
“Người đặc biệt” cũng chọn cách ra đi sau khi lên tới tột đỉnh vinh
quang để hướng tới cột mốc lớn hơn (Porto, Inter).
Tuy
nhiên, giờ đây, khi đã bước qua hàng loạt vinh quang cũng như không ít
cay đắng trong sự nghiệp, người đàn ông ấy đã nghĩ về sự ổn định và bắt
đầu xây dựng đế chế như Sir Alex ở M.U.
Bằng
chứng là việc không ít lần trong mùa giải này, HLV người Bồ Đào Nha đã
thổ lộ nguyện vọng gắn bó lâu dài với Chelsea. Bên cạnh đó, một bản hợp
đồng vừa ký kết cũng giữ ông ở lại với Stamford Bridge ít nhất tới năm
2019.
Trên
thực tế, nhiều người cũng hình dung ra về đế chế độc tài của Mourinho.
Đơn giản, ở bất cứ nơi đâu, ông cũng luôn xem mình là nhân vật trung tâm
và sẵn sàng triệt hệ những vật cản của mình (như trường hợp của
Casillas, Valdano ở Real Madrid). Chính vì vậy, việc ông “trảm” nữ bác
sĩ Eva Carneiro mới đây cũng không phải là điều khiến quá nhiều người
ngạc nhiên.
Dẫu
vậy, vấn đề lớn nhất của Mourinho lúc này chính là việc liệu ông có đủ
thời gian để xây dựng đế chế của riêng mình ở Stamford Bridge. Trong
bóng đá hiện tại, sự kiên nhẫn dành cho một HLV là điều vô cùng xa xỉ.
Ngay
cả khi Mourinho không chủ động ra đi nhưng sẽ có một thế lực nào đó
(như ông chủ Abramovich và các cộng sự) cũng sẵn sàng ra tay. Hiện tại, ở
Chelsea “trời yên bể lặng” nhưng điều đó không đảm bảo tương lai lâu
dài của ông ở Stamford Bridge.
Trận
thua mới đây trước Porto càng đẩy Mourinho xuống vũng lầy của sự khủng
hoảng. Trong nhiều tháng qua, cái tên của ông luôn thường trực trong
nhóm HLV có nguy cơ sa thải cao nhất Premier League.
Tất
nhiên, bản thân Mourinho cũng có lỗi và sẽ là người chịu trách nhiệm
cao nhất cho sự xuống dốc của Chelsea nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn
cho ông. Thực tế, Mourinho đã nhìn thấy vấn đề lớn nhất của The Blues
nằm ở hàng thủ. Tuy nhiên, giải pháp thay thế bằng John Stones đã không
được BLĐ đội bóng phê chuẩn. Thay vào đó, họ đã đưa về Djilobodji, một
cầu thủ mà sau này HLV Mourinho thừa nhận chẳng biết là ai (và đương
nhiên bị xếp xó).
Nói
vậy để thấy rằng đây là thất bại toàn hệ thống của Chelsea (chứ không
chỉ riêng Mourinho hay bất kỳ cá nhân nào). Thành công ở mùa giải trước
đã khiến họ nảy sinh tâm lý tự mãn và dẫn tới thất bại ngay từ khâu
chuẩn bị. Tới khi mọi chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát, Chelsea cứ tụt dốc
theo lẽ thường và Mourinho gần như không thể kìm hãm sự xuống dốc ấy
(thậm chí ông càng sửa càng hỏng).
Vấn
đề quan trọng nhất với Chelsea lúc này là nhìn nhận lại chính mình,
trước khi đưa ra quyết định mang tầm chiến lược (có thể là tăng cường
cầu thủ trong mùa Đông).
Một
mùa giải thất bại đang được dự đoán cho Chelsea. Họ cũng cần chuẩn bị
tâm lý để đón nhận thực tế này. Điều quan trọng, liệu họ có đủ kiên nhẫn
để tiếp tục tin tưởng HLV Mourinho, trong bối cảnh tìm HLV mới cũng
không phải là điều dễ dàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét